Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng hiệu quả

Thứ Năm, 29/09/2022

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG HIỆU QUẢ

Để tháo gỡ những rào cản, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tín dụng hiệu quả. Giúp các doanh nghiệp này mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước đã đề ra những giải pháp hỗ trợ và yêu cầu tập trung thực hiện một số giải pháp như sau.

1.Điều chỉnh cơ chế bảo lãnh khi vay vốn tín dụng

Cần điều chỉnh cơ chế bảo lãnh không hủy ngang để giúp các bên tài chính tín dụng yên tâm khi cấp tín dụng. Đồng thời, xây dựng những quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng Quỹ Dự phòng rủi ro. Để mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ của Quỹ Dự phòng rủi ro. Có thể kêu gọi nguồn vốn từ các tài chính tín dụng và các quỹ nước ngoài.

2.Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống thông tin

Cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Cũng như xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì, đối với thị trường vốn dành cho các doanh nghiệp này phải mang tính minh bạch thông tin và đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng là hạn chế, dẫn đến các tài chính tín dụng còn e ngại trong quyết định cho vay. Hoặc gia tăng yêu cầu hồ sơ tín dụng của  các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.Các doanh nghiệp phải tập trung vào thế mạnh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp này cần lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực khai thác được lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Đồng thời thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Tập trung đầu tư để nâng cấp công nghệ lõi, đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến. Các doanh nghiệp này cần chú trọng tăng cường năng lực quản trị công nghệ. Tạo dựng nền tảng phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.

4.Minh bạch trong sổ sách kế toán tài chính 

Tính minh bạch trong sổ sách kế toán, tài chính bằng cách thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập trong trường hợp cần minh chứng tính minh bạch đối với các tổ chức tài chính tín dụng.

5. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay

Các ngân hàng cần hướng đến đơn giản hóa các thủ tục cho vay.  Yêu cầu cung cấp các thông tin phù hợp với thực tế và có tư vấn, hướng dẫn chi tiết để các các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nắm bắt và thực hiện được. Đồng thời, từng bước ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn vào quản lý các hoạt động của ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về hoạt động kinh doanh có hiệu quả không, đồng thời kịp thời đánh giá chính xác được mức độ tín dụng của khách hàng.

6. Đa dạng hóa các kênh tiếp cận vốn

Đa dạng hóa các kênh tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước. Để tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các các doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chính phủ, Nhà nước chú trọng phát triển. Đồng thời, thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo từng nhóm ngành nghề để từ đó có các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách linh hoạt.

7.Khác phục khó khăn khi thiếu tài sản đảm bảo

Để khắc phục khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn thiếu tài sản bảo đảm khi muốn tiếp cận nguồn tín dụng. Các ngân hàng có thể cho vay theo chuỗi cung ứng dựa trên uy tín và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp trung tâm (khách hàng lớn và truyền thống của ngân hàng). Với cách thức này có thể giúp các doanh nghiệp này khắc phục được khó khăn khi thiếu tài sản bảo đảm

Nhìn chung cơ chế chính sách về tín dụng và hỗ trợ vay vốn từng bước được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn qua tín dụng hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện. Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển tối đa sức mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?