Trợ giúp đào tạo nhân lực cho DN nhỏ và vừa

Thứ Năm, 03/01/2019
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV.

Theo đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động: Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV; Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo; khảo sát đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc; Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các cuộc hội thảo, hội nghị về triển khai hoạt động trợ giúp đào tạo trên phạm vi toàn quốc; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về trợ giúp đào tạo ở trong nước; tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo ở ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV thuộc Bộ, ngành, UBND tỉnh; Tổ chức phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng qua mạng internet, truyền hình cho DNNVV. Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động: Khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và các hội thảo, hội nghị về triển khai các hoạt động trợ giúp đào tạo trên địa bàn. Nội dung chi tổ chức khóa đào tạo gồm: Chi thù lao giảng viên; chi phí đi lại, lưu trú cho giảng viên; Chi tài liệu học tập theo nội dung chương trình khóa đào tạo cho học viên; Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc; Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có): thuê phương tiện đưa, đón học viên. Đối với chi phí tổ chức khóa đào tạo trên, Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí.  Theo đó, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một khóa đào tạo tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo. Phần kinh phí còn lại được chi trả từ các nguồn: Kinh phí tài trợ, huy động được từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có), Học phí do học viên đóng góp. Dành 30% thời gian học để hướng dẫn vận dụng kinh nghiệm thực tiễn Thông tư cũng quy định rõ về tổ chức các khóa đào tạo. Theo đó, đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, DNNVV (chiếm tối đa 30% tổng số khóa đào tạo); đào tạo quản trị doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý DNNVV; đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu cho chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý DNNVV trong một số lĩnh vực, địa bàn theo định hướng ưu tiên phát triển của Nhà nước. Đối với khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, thời lượng đào tạo 3 ngày, số học viên tối thiểu mỗi khóa là 30 người. Đối với khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp, thời lượng đào tạo 5 ngày, số học viên tối thiểu mỗi khóa 30 người. Đối với khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu, tùy theo nội dung đào tạo chuyên sâu, đơn vị đào tạo quyết định thời lượng đào tạo phù hợp nhưng đảm bảo thời lượng tối thiểu là 7 ngày và số học viên tối thiểu mỗi khóa là 20 người. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng khóa học, đơn vị đào tạo bố trí tối đa 30% thời lượng mỗi khóa để hướng dẫn học viên nghiên cứu các tình huống và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn.

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?